Tình trạng nước bọt tiết ra ít, không đủ làm ẩm khoang miệng gây khô miệng, rát lưỡi. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, khô miệng có thể khiến bạn luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải, mất vị giác không còn thấy ngon miệng dẫn đến chán ăn, cơ thể không đủ dinh dưỡng. Nguyên nhân tại sao xuất hiện tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả dứt điểm sẽ được chuyên gia bật mí chi tiết trong bài viết sau
1/ Nguyên nhân gây khô miệng là gì?
Khô miệng là tình trạng nước bọt tiết ra thấp, không đủ làm ẩm khoang miệng và họng khiến cho miệng bị khô, cảm giác khát nước và nứt nẻ ở môi. Một số nguyên nhân chủ yêu gây nên tình trạng miệng khô là:- Do Thuốc: Một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm, thuốc kháng sinh histamine, thuốc thông mũi, thuốc cao huyết áp... có thể có tác dụng phụ gây khô miệng
- Do Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ bị khô miệng hơn nhiều lần so với người trẻ tuổi, bỏi họ là đối tượng mang đa bệnh, tuyến nước bọt suy giảm
Tuổi tác chiếm 52% nguyên nhân gây khô miệng
- Do điều trị ung thư: Thuốc hóa trị có thể thay đổi bản chất của nước bọt và số lượng sản xuất. Bức xạ trị liệu đầu và cổ có thể thiệt hại tuyến nước bọt gây ra sự sụt giảm đáng kể sản xuất nước bọt.- Do thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày: Tình trạng uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá thường xuyên, do việc ngủ ngáy, tư thế nằm không hợp lý, ngạt mũi phải thở bằng miệng dẫn đến khô miệng.
- Do bệnh lý: khô miệng có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu... Ngoài ra, có thể kể đến các bệnh lý cơ thể như tiêu chảy, đổ mồ hôi, đái tháo đường, rối loạn nội tiết tố kém dinh dưỡng...
Để xác định xem đã khô miệng, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ có khả năng kiểm tra miệng và xem xét bệnh sử. Đôi khi sẽ cần phải xét nghiệm máu và quét hình ảnh của tuyến nước bọt để xác định nguyên nhân
2/ Cách khắc phục hiệu quả tình trạng khô miệng
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và khắc phục tình trạng khô miệng qua phong cách sống hàng ngày:- Uống nhiều nước, uống thường xuyên, đều đặn để làm miệng bớt khô
- Nhai kẹo cao su không đường
- Hạn chế lượng caffeine, thực phẩm nhiều đường hoặc acid cao
- Bổ sung nhiều rau xanh chứa vitamin A, C ... để bù nước cho cơ thể
- Đánh răng đúng cách mỗi ngày để ngừa sâu răng hoặc sức miệng bằng nước muối làm sạch khoang miệng và giảm đau răng tại nhà
Có lối sống lành mạnh chính là cách chữa khô miệng hiệu quả
- Dừng tất cả sử dụng thuốc lá nếu hút thuốc hoặc nhai thuốc lá.
- Có thể sử dụng thuốc kích thích nước bọt theo chỉ định của bác sĩ
- Nếu khô miệng do dùng thuốc, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sức khỏe răng miệng để giảm lượng thuốc
- Cố gắng tập thói quen hít thở bằng mũi, thay vì thở bằng miệng
- Thêm độ ẩm cho không khí vào ban đêm
Mọi thắc mắc về bệnh khô miệng, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900.6900, các bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn hoàn toàn miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ này. Thân!
Nguồn: http://chuadaurang.vn/kho-mieng-nguyen-nhan-tac-hai-va-cach-khac-phuc-dut-diem-benh-kho-mieng.html