Chúng ta thường biết đến cao răng và những tác hại của cao răng, tuy nhiên còn 1 loại mảng bám nữa cũng vô cùng nguy hiểm đó là cao răng huyết thanh, thường là loại cao răng khó điều trị nhất, khiến răng và nướu bị thương tổn nặng.
1/ Cao răng huyết thanh là gì?
Cao răng là gì?
Cao răng còn gọi là vôi răng là chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ bao gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong khoang miệng), vui khuẩn, các tế bào biểu mô, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.
Cao răng có 2 loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường có màu vàng nhạt còn cao răng huyết thanh có màu đỏ hoặc nâu đen.
Cao răng huyết thanh là gì?
Có thể nói cao răng huyết thanh là dạng sau của cao răng thường. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng bị viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu này ngấm ngược trở lại vào cao răng tạo thành mảng bám màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Cao răng huyết thanh có màu nâu đỏ hoặc nâu đen
Cao răng huyết thanh thường nằm ở dưới nướu và có chứa nhiều vi khuẩn hơn cao răng thường. Tốc độ phát triển và gây viêm của nó rất nhanh.
2/ Tác hại của cao răng huyết thanh
Giống như cao răng thường, cao răng huyết thanh cũng có tác hại đến răng và nướu, ảnh hưởng đến việc ăn nhai và sức khỏe của người bệnh. Cao răng huyết thanh làm tình trạng chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên hơn.
- Cao răng huyết thanh gây các bệnh lý răng miệng
Cao răng huyết thanh là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Từ đây vi khuẩn sẽ tạo thành ổ và tấn công và men răng và nướu, gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, nếu không điều trị kịp thời có thể khiến răng lung lay, viêm tủy và rụng.
Cao răng huyết thanh dễ gây chảy máu chân răng hơn cao răng thường
- Nguyên nhân gây hôi miệng
Cao răng huyết thanh khiến miệng có mùi hôi, tanh do máu đọng lại. Nếu bạn đánh răng chỉ khắc phục được tạm thời trong vòng 1 - 2 giờ.
- Làm mất thẩm mỹ
Nếu cao răng thường chỉ khiến răng hơi ngả màu thì cao răng huyết thanh với màu nâu đen làm răng xỉn màu trông thấy, rất mất thẩm mỹ. Hình ảnh này phần nào làm giảm bớt tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến chủ nhân của nó cảm thấy tự ti, không dám cười nói nhiều trước đông người, đặc biệt là với phụ nữ, khi tô son màu nổi thì càng làm rõ màu răng vàng ố.
3/ Lấy cao răng huyết thanh như thế nào
Cao răng thường có thể được làm sạch bằng phương pháp tự nhiên như sử dụng dầu dừa, baking soda, vỏ cam, chanh... cho hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên vì cao răng huyết thanh nằm ở sát chân răng và cả dưới nướu nên không thể áp dụng các phương pháp lấy cao răng này mà cần có dụng cụ chuyên dụng có đầu mũi nhỏ để lấy chúng ra.
Phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện nay làm cho việc lấy cao răng huyết thanh trở nên đơn giản hơn. Với sự dao động của tần số sóng siêu âm cao hơn cả sóng âm thanh, các liên kết trong hợp chất hình thành nên cao răng bị phá vỡ và nhẹ nhàng bong ra khỏi thân răng và cả bên dưới nướu.
Dụng cụ lấy cao răng siêu âm nhỏ gọn, linh hoạt
Đặc biệt, lấy cao răng siêu âm có thể lấy cao răng huyết thanh dưới nướu mà không cần tách nướu, các mũi sóng siêu âm xuyên qua lớp nướu và làm mảng bám rời ra mà không gây bất kì tổn thương nào cũng như không gây chảy máu.
Sau khi lấy cao răng huyết thanh xong, bạn nên dùng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày để sát khuẩn vùng nướu bị viêm, giúp nó sớm lành trở lại.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên, lấy cao răng định kỳ là cách duy nhất để ngăn ngừa sự hình thành cao răng huyết thanh.