Hợp tác
Hợp tác

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Khắc phục mọi nguyên nhân khiến răng lung lay

Răng lung lay do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do tác động bên ngoài hoặc từ bên trong, răng lung lay là dấu hiệu cảnh báo tình trạng răng miệng hiện tại của bạn, nên chăm sóc và có cách khắc phục răng lung lay sớm nhất có thể.

Nguyên nhân răng lung lay

- Bên ngoài: Thường là do tai nạn, có lực tác động mạnh lên vùng răng, khiến chân răng không còn bám chặt vào nướu, khi ăn uống đồ cứng răng bị lệch và lung lay, việc điều trị bằng phương pháp dân gian với tình trạng này là hoàn toàn không hiệu quả, cần đến nha sĩ để chăm sóc vùng răng và nướu bị tổn thương.
Cách điều trị răng lung lay cho các trường hợp khác nhau 1
- Bên trong: Do những bệnh lý răng miệng gây ra, thường là do cao răng từ thức ăn thừa tích tụ lâu ngày khiến vi khuẩn từ đó tác động lên răng và nướu gây bệnh. Tình trạng này thường biểu hiện như: Vùng răng bị sâu đen, nướu bị sưng đỏ, răng ê buốt gây ra các tình trạng như tụt lợi, chảy máu răng, hôi miệng và răng lung lay. Hiện tượng răng lung lay do bệnh lý gây ra rất nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp tới chân răng, một số răng cấm bị lung lay còn ảnh hưởng tới thần kinh gây méo miệng hoặc đau nhức đầu.

Cách điều trị răng lung lay

- Viêm nướu: Bệnh này nguyên nhân chính là do cao răng gây ra, nướu bị sưng to do cao răng khiến phần chân răng bị hở rộng, việc đầu tiên là cần loại bỏ cao răng, làm sạch phần mảng bám sẽ giúp nướu hết sưng đau, bám chắc lại vào phần nướu răng, răng chắc khỏe lại như ban đầu.
Cách điều trị răng lung lay cho các trường hợp khác nhau 2
- Tiêu xương: Ở trường hợp này nha sĩ sẽ cố gắng hồi phục và bổ phục lượng xương bị thiếu hụt hoặc tiến hành nẹp răng để cố định răng, để khôi phục cần 1 thời gian dài để chân răng có thể thích nghi và hồi phục dần.
+ Lưu ý: Trường hợp này dù có khôi phục chữa răng lung lay nhưng không thể đảm bảo 100% sẽ hồi phục lại như lúc ban đầu.
- Sâu răng:
+ Trường hợp nhẹ: Sâu răng phá hủy cấu trúc bên trong răng khiến răng vỡ mẻ, răng lung lay và chảy máu. Nha sĩ sẽ nạo vét hết phần răng bị sâu, làm sạch răng và khoang miệng. Nếu muốn phục hồi răng như ban đầu có thể tìm đến biện pháp trám răng hoặc bọc răng sứ tùy thuộc vào tình trạng và nguyện vọng của từng người.
+ Trường hợp nặng: Răng bị sâu vào tủy gây đau nhức, chân răng bị hư tổn nặng không thể bảo toàn. Nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu, tuy nhiên việc nhổ răng là liệu pháp cuối cùng, vì vậy nên đến cơ sở nha khoa để được thăm khám thật kỹ trước khi thực hiện.

Lời khuyên từ nha sĩ

Tình trạng sâu răng nặng sức khỏe răng miệng hư hại nghiêm trọng đến tủy răng, thì việc nhổ răng là không thể tránh khỏi. Nhổ răng làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm răng, răng hàm số 6 còn có chức năng đặc biệt, hoặc một vài răng cấm không thể nhổ. Nếu việc nhổ răng ảnh hưởng đến bạn nên trồng răng để khôi phục lại vùng răng khuyết thiếu. Trước khi trồng răng hãy đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và tư vấn từ nha sĩ.

Nội Thất Nhà Đẹp: Liên hệ.
Related Posts
Disqus Comments
© Copyright 2017 Sức khỏe răng miệng - All Rights Reserved - Created By -

Mẹo hay | Thẩm mỹ | Làm Đẹp | Nha Khoa