Bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay là sâu răng, bệnh lý này phá hủy cấu trúc răng làm hư hại men răng, sâu răng tấn công vào tủy răng còn gây đau nhức răng và có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn, làm thế nào để khắc phục tình trạng sâu răng nặng.
1/ Các mức độ sâu răng
Nguyên nhân sâu răng
Sâu răng là sự phá hủy các mô răng thật dưới tác động của vi khuẩn, axit phân hủy và phân rã liên kết cứng của ngà và men răng. Nguyên nhân gây sâu răng:
- Vi khuẩn tích tụ bám vào bề mặt răng, hình thành các đốm vi khuẩn
- Thức ăn kết hợp với vi khuẩn trên các mảng bám răng tấn công vào thân răng, sản sinh chất hữu cơ, enzym chuyển hóa thức ăn hình thành axit, gây nên các lỗ thủng trên thân răng.
- Thời điểm chải răng không thích hợp ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
- Cấu tạo, kết cấu, độ cứng của răng của từng người. Răng bị sứt mẻ, khiếm khuyết, men răng kém, xỉn màu dẫn đến nguy cơ sâu răng lớn.
Mức độ nhẹ
Biểu hiện là xuất hiện những vết lốm đốm trên thân và bề mặt răng, tuy nhiên người bệnh vẫn chưa cảm thấy đau nhức nên thường chủ quan và không thực hiện điều trị.
Sâu răng nhẹ và trung bình
Khi thấy biểu hiện này bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sỹ điều trị tránh tình trạng nặng hơn.
Mức độ trung bình
Ngà răng bắt đầu bị phá hủy, sâu răng ăn sâu bên trong men răng, người bệnh bắt đầu có cảm giác đau nhức, ê buốt răng khi tiếp xúc với các thực phẩm nóng, lạnh.
Sâu răng nặng
Khi sâu răng ở mức độ trung bình không được điều trị sẽ bắt đầu lan vào tủy, gây ra tình trạng sâu răng nặng với những biểu hiện sau:
- Những cơn đau liên tục: Khi sâu răng nặng, cấu trúc răng - đặc biệt là phần tủy răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến răng dễ dàng kích ứng trước những tác động từ bên ngoài. Thậm chí, khi tủy bị viêm và hoại tử, những cơn đau này có thể xảy ra thường xuyên, ngay cả khi răng không gặp phải bất cứ kích ứng nào.
- Tủy răng bị ảnh hưởng gây nên tình trạng viêm tủy, chết tủy và hoại tử đồng thời răng dễ mẻ, vỡ và khó có khả năng bảo tồn.
Tủy răng viêm không được điều trị sẽ tiếp tục viêm tới chóp răng. Chóp răng bị viêm sẽ sinh ra ổ mủ dưới nướu và làm tiêu xương ổ răng. Khi xương ổ răng tiêu, nướu viêm các dây chằng nha chu lỏng lẻo sẽ làm cho răng sâu vốn đã yếu càng bị lung lay nặng hơn, dẫn đến mất chức năng của răng. Do đó, nguy cơ mất răng và viêm nướu - xương nghiêm trọng.
Sâu răng nặng ảnh hưởng tới cấu trúc răng và tủy răng
Lúc này cần điều trị kịp thời để tránh việc nhiễm trùng, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng đi sâu vào xương gây ra áp xe răng, viêm xương hàm và viêm mô tế bào rất nguy hiểm.
2/ Chữa sâu răng nặng
Chăm sóc răng khi sâu răng nặng
Khi có dấu hiệu sâu răng nặng, bạn cần có phương án xử lý để hạn chế tình trạng sâu răng phát triển gây ra những biến chứng nguy hiểm và ngừa sâu cho những răng còn lại. Trước tiên, người bệnh cần chú ý vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà hàng ngày:
- Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút.Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau khi đánh răng.
- Bổ sung thêm Flour cho răng bằng cách sử dụng các sản phẩm nha khoa như nước súc miệng, kem đánh răng có chứa nồng đò Flour thích hợp.
- Hạn chế thức ăn chứa quá nhiều bột, đường, tăng cường rau xanh để hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các bữa ăn
Đến nha sỹ thăm khám và điều trị
Những phương pháp trên chỉ có thể hạn chế sự phát triển của sâu răng, giảm đau răng, không thể chữa sâu răng nặng. Để điều trị triệt đêt, người bệnh nhất định phải đến nha sỹ để có phương án điều trị tốt nhất.
Cần khám nha sỹ để điều trị sâu răng
Khi răng sâu ở mức độ nhẹ thì thông thường sẽ là phương án hàn trám răng hoặc là bọc răng sứ cho răng. Nếu sâu răng nặng quá, không thể phục hồi được thì buộc phải nhổ để sâu răng không tiếp tục lan sang các vị trí bên cạnh.
Khi phát hiện sâu răng, bạn nên điều trị sớm để không phải dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như là mất răng. Bởi vì sau khi mất răng, dù ở bất kỳ vị trí nào, nếu không trồng răng lại thì sơm muộn cũng xảy ra tình trạng tiêu xương hàm hoặc các răng bên cạnh bị xô lệch, đổ nghiêng, dẫn đến gãy rụng.