Hợp tác
Hợp tác

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Nguyên nhân áp xe răng là gì? Điều trị ra sao?

Áp xe răng là biến chứng nguy hại nhất khi răng bị viêm, tình trạng áp xe răng thường là sưng to có mủ, làm tụt lợi chân răng, răng lung lay và có thể mất răng vĩnh viễn

1/ Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gay ra mủ chân răng hay nướu răng. Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi bị chấn thương, sứt mẻ, khiến răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, nhiễm trùng răng. Khi mủ nhiều, nó tạo nên áp lực lớn chèn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau dữ dội ảnh hưởng sức khỏe.
Cách điều trị và phòng ngừa áp xe răng hiệu quả nhất 1
Triệu chứng áp xe răng
Triệu chứng của áp xe răng:
- Đau răng khi ăn nhai, cắn đồ ăn, thậm chí có thể đau tự phát.
- Răng rất nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh; có mùi hôi trong hơi thở.
- Áp xe nặng có thể gây sốt, hay sưng hạch ở cổ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hay đau nhức.

2/ Nguyên nhân áp xe răng

Nguyên nhân sâu xa:
Nguyên nhân sâu xa gây nên áp xe răng là do cách vệ sinh răng miệng không đúng cách. Các thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Nguyên nhân trực tiếp
- Do sâu răng: những người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ áp xe răng rất cao. Khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc tố khiến vùng xung quanh tủy và nướu sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.
Cách điều trị và phòng ngừa áp xe răng hiệu quả nhất 2
Sâu răng không được điều trị dễ gây áp xe răng
- Do chấn thương răng: khi răng vị gãy hoặc mẻ do chấn thương, men răng bị vỡ ra làm vi trùn len lỏi vào tủy răng và làm nhiễm trùn tủy răng. Từ đó nhiễm trùng có thể lan ra chân răng và đi vào xương chống đỡ chân răng. Nhiễm trùng tạo ra một bọc mủ (gồm các mô đã chết, vi trùng còn sống hoặc đã chết, bạch huyết cầu) và làm sưng những mô trong răng. Hiện tượng này làmđau răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể sẽ không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô.

3/ Cách chữa áp xe răng

Bệnh áp xe chân răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng các mô quanh răng dẫn tới mất răng hay nhiễm trùng lan ra các bộ phận khác của cơ thể: áp xe não, viêm nội mạc tim, viêm phổi, làm suy giảm sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Do đó, cần điều trị áp xe răng càng sớm càng tốt.
Cách điều trị áp xe chân răng tốt nhất là đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sỹ thăm khám, xác định mức độ viêm, từ đó có cách xử lý thích hợp.
Tùy vị trí và mức độ áp xe răng mà có phương pháp điều trị khác nhau, nhưng mục đích xuyên suốt quá trình điều trị là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và tránh biến chứng do áp xe răng gây ra:
- Nếu bạn bị nhẹ, có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng (thuốc kháng sinh Erytromycin 250 mg, và thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg), kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu các cơn đau.
- Sử dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe. Phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại bên trong được lấy ra hết, sau đó lỗ hổng sẽ được bít lại.
- Trong trường hợp áp xe răng nặng, tủy răng bị viêm, không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để làm sạch mủ trong ổ răng, giảm đau răng nhanh chóng.

4/ Phòng ngừa áp xe răng

Cách phòng ngừa áp xe răng rất đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện đó là vệ sinh răng miệng hàng ngày:
Cách điều trị và phòng ngừa áp xe răng hiệu quả nhất 3
Vệ sinh răng miệng là cách phòng ngừa áp xe răng tốt nhất
- Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch thức ăn và mảng bám trong kẽ răng có thể gây sâu răng.
- Thực đơn ăn uống lành mạnh: tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và canxi, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều đường trước khi đi ngủ.

Nội Thất Nhà Đẹp: Liên hệ.
Related Posts
Disqus Comments
© Copyright 2017 Sức khỏe răng miệng - All Rights Reserved - Created By -

Mẹo hay | Thẩm mỹ | Làm Đẹp | Nha Khoa