Ở độ tuổi nhỏ sâu răng là vô cùng bình thường đối với mọi trẻ em, răng sữa bị sâu ở trẻ em có nguy hại không, cha mẹ nên làm gì khi bé có triệu chứng sâu răng.
1/ Răng sữa bị sâu ở trẻ em
Tình trạng
Răng sữa bị sâu là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, hơn 50% trẻ em trên 8 tuổi bị cao răng, 60 - 80% trẻ bị sâu răng sữa
Trẻ em thường bị sâu răng sữa do ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân
Rất nhiều bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng trẻ nhỏ không cần phải chăm sóc răng miệng đúng cách, bởi răng sũa chỉ tồn tại và năm sau đó sẽ được thay thế bằng những chiếc răng mới. Nên chế độ ăn uống cũng như vấn đề vệ sinh răng miệng không được chú trọng, những mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi sinh ra vi khuẩn tấn công hình thành những lỗ sâu răng.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng sữa:
- Lớp men răng sữa còn mỏng dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.
- Răng sữa bị sâu do bé ăn quá nhiều đồ ngọt, chất đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng sữa. Thức ăn, nhất là thức ăn có đường là nơi vi khuẩn bám vào để sinh sôi nảy nở. Trẻ thường ăn đồ ngọt mà không đánh răng trước khi đi ngủ, tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
- Ngoài ra những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ... cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé.
2/ Răng sữa bị sâu có ảnh hưởng gì không
Chức năng của răng sữa
Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện những công việc hàng ngày như ăn nhai, nghiền, cắn xé thức ăn, giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ảnh hưởng khi răng sữa bị sâu
- Răng sữa bị sâu nếu rụng quá sớm sẽ gây lệch khớp cắn, răng vĩnh viễn sau này sẽ mọc lệch lạc, hoặc răng thưa, móm hay có thể bị hô.
- Những lỗ sâu răng chứa rất nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn kị khí khi phân giải thức ăn sẽ gây ra mùi hôi khó chịu là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ. Nguy hiểm hơn, khi vi khuẩn ăn sâu vào bên trong, gây viêm tủy khiến cho bé bị đau nhức răng.
- Răng sữa cũng đóng vai trò trong giao tiếp, giúp bé phát âm chuẩn trong quá trình học nói, răng sữa bị sâu sẽ hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ.
3/ Nhổ răng sữa bị sâu tại nhà
Phần răng sữa bị sâu lâu ngày không được điều trị sẽ gây viêm chân răng, viêm xương ổ răng. Đo đó bạn nên nhổ răng cho con ngay để tránh lây sang các răng khác. Nếu răng chưa có dấu hiệu lung lay thì bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Nhổ răng sữa bị sâu bằng chỉ
Mặc dù không khuyến khích các bậc phụ huynh thực hiện cách nhổ răng sữa bằng chỉ cho trẻ tại nhà, song trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể áp dụng nhổ răng bằng chỉ mà không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ.
Có thể nhổ răng sữa bị sâu cho bé trong một số trường hợp
Bạn có thể tác động vào răng sữa bị sâu nhằm đẩy nhanh quá trình lung lay răng của bé. Hằng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn gạc tiệt trùng, lung lay nhẹ chiếc răng thật nhẹ nhàng để tránh làm bé đau. Đến khi bạn thấy răng bé có độ lung lay nhiều thì áp dụng cách lấy sợi chỉ buộc vào chiếc răng sữa và tác động lực lấy răng ra.
Lưu ý:
+ Đảm bảo rằng, sợ chỉ này đã được khử trung sạch sẽ để tránh nhiềm trùn g cho trẻ khi nhổ răng bằng chỉ.
+ Tiến hành nhẹ nhàng tránh làm bé đau.
+ Bố mẹ có thể đánh lạc hướng bé bằng cách nói chuyện trong quá trình thực hiện nhổ răng sữa bằng chỉ cho bé