Không thường xuyên chăm sóc răng miệng dẫn đến việc viêm nhiễm và hư tổn răng miệng ở trẻ em là tình trạng thường gặp. Bệnh lý hôi miệng là triệu chứng báo hiêu cho tình trạng này, làm sao để điều trị hôi miệng hiệu quả tại nhà?
1/ Trẻ bị hôi miệng có đáng lo không?
Bệnh hôi miệng không nguy hiểm như các bệnh lý răng miệng khác, nhưng hôi miệng lại có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ.
- Do vệ sinh răng kém
Trẻ nhỏ thường không tự giác vệ sinh răng miệng. Vì vậy nếu bố mẹ không quan tâm hoặc không giúp bé vệ sinh răng miệng thì những cặn thức ăn còn đọng lại. Theo thời gian, những vi khuẩn bình thường sống trong khoang miệng tương tác với những thức ăn đó và gây mùi khó chịu.
- Bệnh răng miệng
Đây là nguyên nhân chính gây hôi miệng ở trẻ. Các bệnh lý như viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng, cao răng... làm lợi bé bị sưng tấy, vi khuẩn trong miệng không được làm sạch sẽ gây ra hơi thở khó chịu.
- Thói quen mút tay, ngậm ti giả khiến trẻ bị hôi miệng
Thói quen mút tay ở trẻ cũng là nguyên nhân gây hôi miệng
Đây là thói quen mà trẻ nào cũng có. Việc mút tay hay ngậm ti giả khiến các vi khuẩn có thể đi vào miệng bé và làm hơi thở của bé có mùi hôi.
- Bệnh cơ thể
Trẻ bị một số bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản cũng làm hơi thở có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là do nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc viêm amidan.
2/ Trẻ bị hôi miệng phải làm thế nào?
Để trị hôi miệng ở trẻ cần xác định được nguyên nhân để điều trị tận gốc. Vừa chữa hôi miệng, lại đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Trẻ bị hôi miệng do sâu răng
Nếu trẻ bị sâu răng nhẹ, có thể dùng các mẹo chữa hôi miệng theo dân gian như dùng hạt cau hay lá bàng để chữa sâu răng. Nhưng tốt nhất là nên đến phòng khám nha khoa để điều trị.
Trường hợp nhẹ, bé được dùng thuốc kháng sinh để chống viêm, giảm đau kết hợp với chăm sóc răng miệng tại nhà. Với trường hợp sâu nặng, xuất hiện lỗ sâu màu đen, răng bị vỡ, mẻ và đau nhức dữ dội thì việc trám răng cho bé là bắt buộc.
- Trẻ bị hôi miệng do viêm lợi
Cho trẻ súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng. Nếu tình trạng viêm lợi nặng hơn, gây chảy máu chân răng cần cho trẻ tới nha sỹ để được tư vấn, tránh tình trạng viêm lợi phát triển thành viêm nha chu.
- Trẻ bị hôi miệng do cao răng
Cao răng ở trẻ không những gây hôi miệng mà còn gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác. Cao răng lại không thể làm sạch bằng thao tác chải răng thông thường, vì vậy cần lấy cao răng định kỳ cho trẻ. Khi tẩy cao răng cho trẻ cần chọn cơ sở nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm và công nghệ lấy cao răng hiện đại để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Do các bệnh đường hô hấp
Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác hơn.
3/ Lời khuyên từ nha sỹ
- Để phòng ngừa và điều trị hôi miệng cho trẻ thì việc vệ sinh sức khỏe răng miệng có ý nghĩa rất quan trọng. Với những bé còn nhỏ, chưa thể tự mình thực hiện việc vệ sinh răng miệng thì sau khi ăn hoặc uống sữa bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước sạch để lau lưỡi, răng miệng cho bé, làm sạch cặn sữa hoặc thức ăn bám lại trên răng của bé.
- Với những bé 3 tuổi trở lên, cha mẹ có thể tập cho bé thói quen chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Có thể dùng bàn chải có hình ngộ nghĩnh để kích thích tính tự giác của bé.
Tập cho trẻ có thói quen đánh răng hàng ngày
- Nếu bé có thói quen ngậm ti giả hay đồ chơi, cần khử trùng những vật này.
- Cho bé súc miệng với nước muối hàng ngày để làm giảm hôi miệng và tránh nguy cơ viêm nhiễm răng miệng.
- Trong thực đơn của bé nên hạn chế một số gia vị gây mùi như hành, tỏi... bởi chúng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở bé.
- Duy trì cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả, ít chất béo và đường vì đường là nguyên nhân chính gây sâu răng, viêm lợi khiến trẻ bị hôi miệng.