Hợp tác
Hợp tác

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Sử dụng thuốc chữa đau răng nhanh chóng hiệu quả

Khi cảm giác đau răng ngày càng nhức và khó chịu, đấy là dấu hiệu cảnh báo răng của bạn đang bị vi khuẩn tấn công gây hư hại nặng nề. Có nhiều loại thuốc chữa đau răng khá hiệu quả, tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng tốt, nên cẩn thận khi sử dụng để tránh biến chứng sau này.

1/ Nguyên nhân đau răng

Muốn biết đau răng dùng thuốc gì, trước tiên bạn phải xác định chính xác nguyên nhân gây đau răng. Đau răng do nhiều bệnh lý răng miệng ảnh hưởng sức khỏe gây nên như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy... Ngoài ra, còn do răng sứt mẻ, răng bị lực bên ngoài tác dộng mạnh vào hoặc hội chứng viêm khớp thái dương hàm. Cụ thể như sau:
- Do sâu răng, viêm tủy
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu răng nhỏ có thể không được chú ý tới. Tuy nhiên khi những lỗ sâu này lớn hơn có thể tích tụ  những mảnh vụn thức ăn. Lâu dần sẽ xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu.
Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ lan rộng hơn khiến răng vỡ lớn, viêm tủy. Trường hợp sâu răng gây ra nhiễm trùng ở chóp chân răng, trong đợt viêm cấp tính gây ra đau nhức kèm theo có thể sưng mặt.
- Bệnh nướu răng và các mô quanh răng
Thuốc chữa đau răng nhanh chóng hiệu quả ngay sau khi sử dụng 1
Viêm nướu gây đau răng
Đây cũng là nguyên nhân thường gặp. Triệu chứng là nướu dễ bị chảy máu khi đánh răng, có khi nướu bị tụt xuống hàm làm lộ phần chân răng, răng có thể bị lung lay do tiêu xương ổ. Đau xảy ra âm ủ và sức nhai bị giảm.
- Mòn cổ răng
Thường xuyên chải răng không đúng cách: chải răng quá mạnh, không đúng chiều, sử dụng bàn chải quá cứng có thể gây hiện tượng mòn phần răng sát với nướu răng, trong chẩn đoán dược gọi là mòn cổ răng. Lớp men bị mòn là lộ lớp ngà, gây tình trạng ê buốt khi chải răng hoặc khi ăn uống.
- Do mọc răng
Mọc răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới mọc ngầm, mọc lệch có thể gây đau nhức do các mô quanh đó bị viêm và sưng.
- Loạn năng khớp thái dương hàm
Một số người do sự sai khớp cắn hoặc do thói quen ăn nhai chỉ 1 bên hàm sẽ gây ra hội chứng loạn năng khớp thái dương hàm. Triệu chứng: há miệng bị hạn chế, đau khi há miệng và có tiếng kêu lạo xạo ở khớp thái dương hàm.
- Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau nhức răng như răng bị gãy, mẻ do tác động của ngoại lực, áp - xe răng hoặc viêm xoang mũi,...

2/ Thuốc chữa đau răng

Các bài thuốc chữa đau răng hiệu quả theo phương pháp dân gian như dùng dừng tươi, tỏi, rễ lá lốt... chủ yếu có tác dụng ức chế vi khuẩn hay truyền tín hiệu đến dây thần kinh cảm giác để làm giảm đau nhức tạm thời và không thể chữa trị tận gốc vấn đề.
Quan trọng là bạn cần có một phương pháp điều trị chuyên khoa. Thuốc chữa đau răng nào hiệu quả sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, nguyên nhân bệnh lý ra sao sau khi khám trực tiếp. Tuy nhiên có một số loại thuốc chữa đau răng thường được sử dụng:
Thuốc chữa đau răng nhanh chóng hiệu quả ngay sau khi sử dụng 2
Thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị đau răng
- Thông thường, để điều trị ngoại trú khi đau răng sẽ sử dụng 2 loại thuốc phổ biến là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.
- Ngoài ra, nha sỹ có thể cho bệnh nhân sử dụng phối hợp các kháng sinh họ beta lactam với metronizadol đem lại hiệu quả cao để diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kị khí.
- Việc bổ sung các loại vitamin: C, A, D3, B2 là cần thiết cho bệnh nhân đau răng, giúp giảm tình trạng sưng tấy và chảy máu chân răng.
Lưu ý: việc sử dụng thuốc chữa đau răng cần có sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa, bạn không nên tự ý mua các thuốc này bên ngoài bởi với mỗi nguyên nhân thì tương ứng sẽ có loại thuốc điều trị khác nhau. Tốt nhất, bạn vẫn nên đến thăm khám bác sỹ để xác định chính xác nguyên nhân gây đau răng và điều trị đau răng triệt để bằng các biên pháp nha khoa.

3/ Chăm sóc răng miệng phòng ngừa đau răng

Cách duy nhất để ngăn ngừa tình trạng đau răng đó là chăm sóc răng miệng thường xuyên để loại bỏ các nguyên nhân gây đau răng. Những bước đơn giản mà mỗi chúng ta đều có thể làm để giảm đáng kể nguy cơ phát triển sâu răng, bệnh nướu và các vấn đề răng miệng khác:
- Đánh răng đúng cách hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm. Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần. Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi lần đánh răng để lấy  cao răng và thức ăn thừa còn đọng lại ở những chỗ bàn chải không lấy được.
Chăm sóc răng miệng hàng ngày giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây đau răng

Thuốc chữa đau răng nhanh chóng hiệu quả ngay sau khi sử dụng 3
- Sử dụng các sản phẩm nha khoa như kem đánh răng, nước súc miệng chứa flour
- Ăn chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn.
- Thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng, lấy cao răng định kỳ 4 - 6 tháng/ lần.

Nội Thất Nhà Đẹp: Liên hệ.
Related Posts
Disqus Comments
© Copyright 2017 Sức khỏe răng miệng - All Rights Reserved - Created By -

Mẹo hay | Thẩm mỹ | Làm Đẹp | Nha Khoa