Bệnh lý sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay, không chỉ làm hư hại răng mà tình trạng nặng còn gây hôi miệng, đau nhức, biến chứng viêm tủy răng, có thể khiến mất răng vĩnh viễn
1/ Sâu răng gây ê buốt chân răng
Ê buốt chân răng là gì?
Ê buốt chân răng là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà. Nếu khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến cho bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau răng ảnh hưởng sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân gây ê buốt chân răng, trong đó sâu răng là một nguyên nhân phổ biến.
Quá trình sâu răng gây ê buốt chân răng
Cảm giác đau nhức do bị sâu răng khá giống với cảm giác khi bị răng nhạy cảm. Tình trạng sâu răng khởi phát khi đường trong thức ăn và đồ uống phản ứng với vi khuẩn có trong mảng bám trên răng hình thành nên các chất axit. Các axit này có thể dần dần làm mềm và hòa tan men răng và ngà răng. Khi đó răng trở nên nhạy cảm và rất dễ bị tác động bởi nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, cũng như đồ ăn cay chua.
Sâu răng khiến răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt chân răng
Ảnh hưởng
Sâu răng ở giai đoạn đầu chỉ gây cảm giác ê buốt chân răng, có thể chữa trị được. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, sâu răng có thể dẫn đến viêm tủy răng, viêm chân răng... khiến răng bị lung lay, suy yếu hay thậm chí là mất răng.
Sâu răng và viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị hoại tử, gây biến chứng áp xe răng, nang quanh chóp răng vô cùng nguy hiểm. Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng huyết và nghẽn mạch xoang hang ở não có nguyên nhân từ sâu răng.
2/ Chữa ê buốt chân răng tại nhà
Mẹo giảm ê buốt chân răng
Dưới đây là một số kinh nghiệm để đối phó với ê buốt răng tại nhà khi bạn chưa có điều kiện thăm khám bác sĩ:
- Sử dụng tinh dầu tỏi
Theo nghiên cứu, tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài.
Tỏi giảm ê buốt chân răng hiệu quả
Cách thực hiện: Lấy tỏi sống thái lát sau đó chà xát vào răng hoặc giã nát tỏi đắp lên răng trong 3 phút. Thực hiện 3 lần/ ngày, bạn sẽ thấy cảm giác ê buốt răng giảm dần.
- Lá trà xanh giảm ê buốt răng hiệu quả
Lá trà xanh chứa các hoạt chất catechin, florua, axit tannic... bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Ngoài ra, axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi.
Cách thực hiện: bạn chỉ cần lấy một nắm lá trà xanh nhai trong vòng 5 phút, thực hiện 3 lần/ ngày để giảm cảm giác răng bị ê buốt.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm
Đây là phương pháp vô cùng tiết kiệm, lại đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Cách thực hiện: Súc miệng hàng ngày với nước muối loãng để loại bỏ cảm giác ê buốt, khó chịu. Thực hiện thường xuyên hàng ngày mới có thể đem lại kết quả. Nhưng lưu ý, không nên sử dụng nước muối quá mặn vì có thể làm tổn thương niêm mạc miệng.
Chăm sóc răng miệng khi bị ê buốt chân răng
Răng bị ê buốt rất nhạy cảm cần được chăm sóc đặc biệt:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng nhẹ nhàng 2 - 3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn sẽ làm giảm nguy cơ ê buốt chân răng.
Vệ sinh răng miệng làm giảm nguy cơ ê buốt chân răng
- Chọn đúng loại kem đánh răng giành cho răng nhạy cảm. Các chuyên gia khuyên chúng ra chỉ nên dùng các loại kem đánh răng đã được liên đoàn nha khoa quốc tế FDI công nhận về tính an toàn và hiệu quả. Bạn sẽ cảm thấy một sự khác biệt tích cực trong vòng 1 tuần đến 10 ngày sử dụng.
- Giảm các loại thực phẩm và đồ uống chứa axit: Những thực phẩm chứa axit không chỉ làm mòn men răng, gây hư tổn bề mặt răng mà còn tạo cảm giác đau buốt cho những người có răng nhạy cảm. Do đó việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để loaiij bỏ cảm giác ê buốt, bạn nên hạn chế những thực phẩm chứa axit bao gồm các loại nước ngọt có gas, nước trái cây như cam, chanh...
Những cách trị ê buốt răng trên chỉ có tác dụng tạm thời làm giảm ê buốt. Nếu muốn khắc phục triệt để tình trạng này, bạn nên đến gặp nha sỹ để được thăm khám và điều trị.