Hợp tác
Hợp tác

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Bệnh viêm nha chu và cách điều trị triệt để

Bệnh viêm nha chu thường tiến triển chậm, không có dấu hiệu gì đặc biệt, không đau hoặc ít đau nên thường bị bỏ qua. Nhưng nếu không được điều trị, viêm nha chu có thể dẫn tới mất răng. Viêm nha chu là gì, làm sao để điều trị triệt để?

1/ Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu
Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một răng khỏe mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi các yếu tố: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu răng sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn làm hại răng.
Bệnh viêm nha chu là tình trạng bệnh lý của của mô nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy, là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập.Bệnh viêm nha chu và cách điều trị triệt để 1
Túi nha chu hình thành khi bị viêm nha chu
Nguyên nhân viêm nha chu
Nguyên nhân viêm lợi là sự tích tụ của vi khuẩn độc hại trong mảng bám hoặc thức ăn vụn còn sót lại trong kẽ răng mà bạn không thể vệ sinh sạch sẽ được. Nếu không được loại bỏ sớm, các mảng bám này tiếp tục bám trên răng. Mảng bám kích thích nướu, làm nướu viêm đỏ, bở, sưng, chảy máu lúc chải răng, dùng tăm xỉa răng. Lâu dài, mảng bám trở nên cứng và được gọi là cao răng. Cao răng không thể lấy đi bằng cách chải răng thông thường mà chỉ có thể làm sạch bằng cách lấy cao răng bằng những dụng cụ chuyên biệt.
Ảnh hưởng của viêm nha chu
Viêm nha chu làm răng suy yếu, giảm chức năng ăn nhai. ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi túi nha chu được hình thành. Các vi khuẩn độc hại trong mảng bám và cao răng tiếp tục tích tụ trong túi nha chu làm xương nâng đỡ răng bị tiêu dẫn đến răng bị lung lay, miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ dẫn tới mất răng là khá cao.
Bệnh viêm nha chu và cách điều trị triệt để 2
Viêm nha chu có nguy cơ dẫn tới mất răng
Bên cạnh đó, viêm nha chu còn gây ra các biến chứng như đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân  trong việc ăn uống và tạo chứng đau dạ dày.

2/ Cách chữa viêm nha chu

Trị viêm nha chu bằng thuốc
Viêm nướu hay viêm nha chu sẽ đạt hiệu quả cao khi phát hiện sớm và có thể điều trị bằng thuốc theo sự chỉ dẫn của nha sỹ sức khỏe.
- Có một số loại thuốc điều trị tại chỗ viêm nha chu như gel giảm đau,  chống viêm bôi vào vùng đau như Kamistad-Gel; Viên ngậm chống nhiễm khuẩn, giảm đau trong các trường hợp hở chân răng, viêm nướu răng, viêm nha chu như Lemocin… Ngoài ra còn nhiều loại thuốc cho tác dụng tổng quát để trị các bệnh nhiễm trùng, kháng viêm giảm đau trong các bệnh răng miệng như kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc corticoid.
- Thuốc Lysozyme: Có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm trong các bệnh viêm nha chu do vi khuẩn gây ra…
– Thuốc Carbazochrome: Phòng ngừa và điều trị tính mỏng manh của thành mạch và làm gia tăng sự đàn hồi, từ đó ngăn chặn được hiện tượng xuất huyết.
Ngoài các loại thuốc kháng sinh chữa viêm, người bệnh cần bổ sung thêm các loại vitamin C, E để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Chữa viêm nha chu triệt để
Khi điều trị bằng thuốc kháng sinh, thấy hết đau nhưng chưa chắc bệnh viêm nha chu đã khỏi hẳn. Bệnh vẫn tồn tại và trở thành mãn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát cơn đau cấp tính. Nếu bạn mới chỉ bị viêm nướu, tình trạng đó sẽ khiến bạn nhanh chóng chuyển sang viêm nha chu. Nếu bạn bị viêm nha chu thì bệnh sẽ ngày càng trầm trọng, làm lung lay răng nhiều hơn, cuối cùng là bị mất răng.Bệnh viêm nha chu và cách điều trị triệt để 3
Cần tới phòng khám để được tư vấn khi bị viêm nha chu
Lấy cao răng trị viêm lợi loại bỏ được vi khuẩn trong khoang miệng, xử lí tận gốc viêm nha chu. Hầu hết bệnh nhân viêm nha chu được chỉ định cách lâý cao răng để giảm tác động đến từ vi khuẩn.
Phòng bệnh viêm nha chu
Để phòng bệnh viêm nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn sót lại trong khe nướu. Khám răng định kỳ và lấy cao răng tại phòng khám chuyên khoa 3 - 6 tháng một lần. Việc lấy cao răng sẽ giúp: phòng ngừa bệnh viêm nha chu, cho hàm răng bóng đẹp, tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

Nội Thất Nhà Đẹp: Liên hệ.
Related Posts
Disqus Comments
© Copyright 2017 Sức khỏe răng miệng - All Rights Reserved - Created By -

Mẹo hay | Thẩm mỹ | Làm Đẹp | Nha Khoa