Cơ thể phụ nữ khá yếu, không có được sức để kháng mạnh như nam giới, nhất vào thời kỳ mang thai và sau sinh họ thường xuyên mắc phải rất nhiều bệnh lý, việc chảy máu chân răng sau sinh là cảnh báo cho vấn đề sức khỏe của phụ nữ.
1/ Chảy máu chân răng sau sinh
Nguyên nhân
- Bản thân việc sinh con không có ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Những thay đổi của cơ thể, bận rộn với chăm sóc sức khỏe và cho con bú, sự thiếu hụt các dưỡng chất như sát, canxi, vitamin và các vi chất khác sau khi sinh khiến sức đề kháng của mẹ trở nên yếu hơn bình thường.
- Một số người còn có những quan niệm sai lầm: Trong tháng đầu sau khi sinh không nên đánh răng vì cho rằng sau này sẽ bị buốt răng và hỏng răng sớm. Đây là quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học và sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Bởi trong khoang miệng có rất nhiều vi trùng, vi khuẩn, nhất là khuẩn nhũ toan can, khuẩn liên cầu, khuẩn bạch sắc niệm chu... và rất nhiều loại khác nữa.
- Sau khi sinh, sản phụ được tẩm bổ nhiều hơn, thức ăn bám lại trên răng và khoang miệng cũng nhiều hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ hình thành các bệnh về răng miệng, như cao răng, sâu răng, viêm lợi... gây chảy máu chân răng sau sinh.
Ảnh hưởng
- Các vi khuẩn trong khoang miệng có thể đi vào máu, dẫn tới viêm tuyến vú cấp tính, viêm nội mạc tử cung, thậm chí viêm khung xương chậu...
Chảy máu chân răng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé
- Một điều tưởng chừng như vô hại nhưng lại rất nguy hiểm nếu các mẹ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà hôn hít thiên thần bé bỏng của mình. Lúc này, các vi khuẩn trong miệng sẽ truyền sang con qua tiếp xúc và qua hơi thở, dẫn tới bé bị nhiễm bệnh ở khoang miệng và toàn thân. Đây là lý do bạn nên gạt bỏ hết mọi quan niệm lạc hậu, phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ sau khi sinh một ngày.
2/ Chữa chảy máu chân răng sau sinh tại nhà
Sau khi sinh, sản phụ phải cho con bú nên việc dùng thuốc kháng sinh là rất hạn chế và cần hết sức cẩn trọng. Vì vậy, cách chữa chảy máu chân răng sau sinh bằng các biện pháp tự nhiên thường được sử dụng cho các sản phụ:
- Lá trà xanh: Hãm lá trà xanh bằng nước sôi, sau đó hòa thêm một thìa mật ong vào cốc nước trà, ngậm khoảng 2 phút rồi uống. Sử dụng lá trà xanh hàng ngày banh sẽ hạn chế được những vi khuẩn tấn công khoang miệng.
- Lô hội: Cách chữa trị chảy máu chân răng bằng lô hội đã được rất nhiều người áp dụng và thấy có kết quả rất tốt. Lô hội ép lấy nước, sau đó bôi lên nướu răng, để khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước lọc, lặp lại ngày 2 lần sẽ không còn bị chảy máu chân răng nữa.
Lô hội chữa chảy máu chân răng sau sinh an toàn
- Dùng dầu đinh hương: Bạn chỉ cần lấy một chút dầu đinh hương để bôi theo chân nướu, đặc biệt là những vùng bị chảy máu, sẽ làm những vết viêm se lại, khá hiệu quả khi hỗ trợ điều trị chảy máu răng.
3/ Chăm sóc răng miệng sau sinh
Vệ sinh phòng ngừa cao răng
Vi khuẩn trong cao răng là nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng sau sinh. Sản phụ cần chăm sóc răng miệng thường xuyên, ngăn ngừa sự hình thành cao răng từ đó mới có thể chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng.
Lúc này cơ thể sản phụ còn yếu, răng lợi cũng yếu hơn bình thường, nên cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn bàn chải, kem đánh răng và phương pháp đánh răng thích hợp:
Kiêng đánh răng sau khi sinh là quan niệm sai lầm
- Bàn chải đầu nhỏ, lông mềm
- Về kem đánh răng, bạn nên chọn loại có ít tính kích thích nếu không miệng không có bệnh lý gì đặc biệt thì không nên chọn loại có chứa thuốc.
- Chải răng nhẹ nhàng để đảm bảo không tổn hại đến lợi và chân răng.
- Sau mỗi lần ăn uống, bạn nên súc miệng lại để làm sạch các mảng bám trên răng. Có thể bạn cảm thấy khá mất thời gian nhưng đây là việc làm cần thiết để bảo vệ khoang miệng của bạn cũng như sức khỏe của thiên thần bé nhỏ
- Thai phụ nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám
- Sản phụ cũng nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và chữa trị các bệnh về răng miệng, tránh tình trạng chảy máu chân răng sau khi sinh.
Thực đơn
Nếu bạn có thói quen ăn đồ quá nóng, quá lạnh hay quá chua thì cần thay đổi ngay bởi chính những thói quen này sẽ phá hủy răng. Chúng làm trầm trọng thêm các triệu chứng ê, buốt răng lợi và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe răng miệng của sản phụ.
Nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với đồ ăn và đồ uống có độ nóng lạnh vừa phải, hạn chế ăn đồ chua và quá nhiều ngọt. Ăn nhiều rau quả tươi ít ngọt, không chỉ cung cấp vitamin cho mẹ và bé mà còn giúp làm sạch răng miệng hiệu quả.
Chăm sóc răng miệng sau khi sinh đúng cách là vấn đề vô cùng quan trọng, không chỉ phòng ngừa chảy máu chân răng sau sinh trước mắt mà còn bảo vệ sức khỏe sau này của mẹ và bé.