Bệnh lý viêm lợi ngày càng phổ biến, tuy nhiên nhiều người còn chưa hiểu rõ được ảnh hưởng của viêm lợi có thể mang lại, cùng tìm hiểu nguyên nhân và xử lý viêm lợi đúng cách nhất không lo biến chứng.
1/ Nguyên nhân viêm lợi
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân gây viêm lợi chủ yếu là do các vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám cao răng. Khi các mảng bám không được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn sẽ tấn công tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá hủy sự liên kết của các biểu mô, khiến cho sự liên kết giữa răng và lợi trở nên lỏng lẻo hơn.
- Giảm miễn dịch: một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cho giảm sức đề kháng của cơ thể và viêm lợi có thể xảy ra nếu bạn vệ sinh răng miệng không tốt.
- Thuốc lá, rượu chè và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là những nguyên nhân gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo điều kiện cho bệnh viêm lợi tiến triển. Thường xuyên ăn thực phẩm quá mềm cũng làm cho răng lười hoạt động và làm cấu trúc của răng yếu đi.
- Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân làm cho lợi mẫn cảm với tác động gây tổn thương của mảng bám, làm giảm sức đề kháng của lợi với các vi khuẩn bám trên răng dẫn đến tình trạng viêm lợi.
- Bệnh đái tháo đường: Người bị đái tháo đường không kiểm soát được kiểm soát đường huyết kém dễ bị bệnh viêm lợi hơn. Đường huyết cao làm áp lực mạch máu tăng lên, giảm khả năng vận chuyển dinh dưỡng đến mô lợi. Điều này làm cho lợi yếu và dễ bị nhiễm khuẩn.
Ảnh hưởng của viêm lợi
Ảnh hưởng của viêm lợi
- Chảy máu chân răng
Ở giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác.
- Hôi miệng
Tại vị trí lợi bị viêm có rất nhiều vi khuẩn, trong đó có loại vi khuẩn kị khí, lớn lên và sinh trưởng trong môi trường thiếu oxi. Chúng sử dụng thức ăn còn tồn đọng trong khoang miệng và các tế bào chết xung quanh. Loại vi khuẩn này kết hợp với nhau sinh ra một mùi hôi đặc trưng trong miệng.
- Tụt lợi
Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa lợi và răng sẽ là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn và có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu viêm lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra. Những lỗ hổng này ngày càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy nặng, răng không còn chỗ bám sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
2/ Cách chữa viêm lợi tại nhà
- Cách chữa viêm lợi bằng mật ong
Mật ong có khả năng kháng khuẩn tốt, là một cách chữa viêm lợi cực hiệu quả.
Cách thực hiện: Bạn thoa một lượng nhỏ mật ong lên phần lợi bị viêm, để khoảng 10 - 15 phút sau đó súc miệng sạch sẽ. Áp dụng cách trị nhức răng viêm lợi này trong khoảng 1 tuần, mỗi ngày đều đặn 2-3 lần sau ăn, bệnh viêm lợi sẽ khỏi hẳn.
- Chữa viêm lợi bằng lá bàng non
Trong lá bàng non chứa hàm lượng hoạt chất kháng khuẩn khá cao rất thích hợp để chữa các bệnh răng miệng, làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám... Trong đó có tác dụng điều trị hiệu quả viêm lợi.
Lá bàng non chứa nhiều chất kháng viêm, chữa viêm lợi hiệu quả
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần rửa sạch lá bàng và cho vào nấu cùng với nước, để sôi khoảng 30 phút. Lấy nước lá bàng súc miệng hàng ngày cho đến khi thấy kết quả cụ thể.
- Cách chữa viêm lợi với chanh
Chanh không chỉ là loại quả chứa nhiều vitamin C, cách chữa viêm lợi tại nhà này tăng sức đề kháng mà còn có tính axit giúp sát khuẩn, kháng viêm.
Cách thực hiện: Bạn dùng nước cốt chanh trộn với một ít muối rồi dùng tăm bông chấm hỗn hợp này thoa lên vùng lợi bị viêm. Lưu ý: chanh có nhiều axit dễ làm tổn hại men răng nên bạn chỉ sử dụng phương pháp này khi cần thiết, không nên sử dụng liên tục kéo dài.
Trên đây chỉ là những cách chữa viêm lợi tạm thời, để điều trị triệt để bệnh viêm lợi, bạn cần gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.