Nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng là vấn đề đến từ lợi, việc lợi có mùi hôi không chỉ làm hôi miệng mà còn là dấu hiệu cảnh báo đến sức khỏe răng miệng của bạn.
1/ Nguyên nhân lợi có mùi hôi
Lợi (nướu) là phần mô mềm bao quanh chân răng, dính chặt vào khung xương bên dưới và giữ kín cho răng khỏi những xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài. Lợi lúc khỏe mạnh có màu hồng nhạt.Trường hợp lợi có mùi hôi có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Do việc vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày (bao gồm chải răng và làm sạch khoang miệng sau khi ăn) không được đảm bảo sẽ làm cho mảng bám lưu lại lâu hơn trong khoang miệng, nhất là khe lợi và gây mùi hôi khó chịu.
Việc vệ sinh răng kém sẽ khiến cho lợi có mùi hôi
+ Do cao răngCao răng cũng là một trong những hậu quả của việc vệ sinh sức khỏe răng miệng không đảm bảo. Phần cao răng bám trên thân răng dễ nhìn thấy, nhưng cũng có trường hợp chúng nằm sâu trong lợi, không chỉ khó phát hiện mà còn gây ra mùi cực khó chịu.
+ Do bệnh viêm lợi
Khi bạn phát hiện phần lợi không phải màu hồng như lúc khỏe mạnh mà có màu đỏ tấy, đau nhức, dễ chảy máu (thậm chí chảy mủ) và kèm theo đó là hơi thở có mùi hôi khó chịu, lúc này bạn đã bị viêm lợi và đây cũng là một nguyên nhân lợi có mùi hôi.
Cao răng và viêm lợi khiến mùi hôi trở nên cực khó chịu
Viêm lợi cũng là một trong những hậu quả của mảng bám cao răng khi chúng tồn tại quá lâu trong khoang miệng. Có thể thấy tất cả những nguyên nhân gây ra tình trạng lợi có mùi hôi đều có mối liên quan đến nhau và xuất phát chủ yếu từ thói quen vệ sinh răng miệng không tốt.2/ Phải làm thế nào với tình trạng lợi có mùi hôi?
Việc nhận biết được đầy đủ các nguyên nhân gây ra tình trạng lợi có mùi hôi được coi là bước đầu giúp bác sĩ xác định được phương hướng điều trị cụ thể. Thông thường, để điều trị triệt để nhất tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch cao răng hoàn toàn cả trên thân răng và dưới lợi.Hiện nay, với công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron BP 8.0, việc lấy cao răng tận sâu dưới lợi (nướu) sẽ trở lên đơn giản và nhẹ nhàng, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu và đau nhức như những kĩ thuật thông thường.
Quy trình lấy cao răng an toàn với công nghệ Cavitron BP 8.0
Nếu bệnh nhân bị viêm lợi, sau khi lấy sạch cao răng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm sưng để đẩy nhanh quá trình điều trị.Bên cạnh đó, bạn đừng quên việc vệ sinh răng miệng và ăn uống hàng ngày. Hạn chế hoặc từ bỏ hoàn toàn những đồ ăn gây mùi như hành, tỏi sống, bia, rượu, thuốc lá…
Ngoài ra có thể kết hợp một số biện pháp chữa viêm lợi dân gian như dùng nước muối, mật ong, dầu đinh hương, nước cốt chanh… Tuy nhiên, khi thực hiện cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đảm bảo thật tốt vấn đề vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
Một số cách dân gian làm giảm viêm lợi và mùi hôi